Hiện nay, phần lớn các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải, nhưng phần lớn lại có một số doanh nghiệp đầu tư xử lý không hợp chuẩn hay bỏ qua một số công đoạn, thậm chí họ còn lén xả nước chưa hề xử lý ra môi trường. Chính những cách làm chưa nghiêm túc này đã làm giảm được một chút chi phí, nhưng các nhà doanh nghiệp phải gánh hậu quả to lớn. Khi đã phát hiện ra, đơn vị xả thải sẽ bị kiểm tra hệ thống xử lý nước, bị phạt nặng nếu xả thải ô nhiễm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đền bù những thiệt hại cho cư dân sống trong khu vực đó… Hiện có rất nhiều giải pháp xử lý nước thải công nghiệp nhưng áp dụng xử lý nước thải bằng máy ozone là giải pháp tối ưu nhất. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về Máy ozone công nghiệp OZ-120S – Xử lý nước thải công nghiệp

Thông số kỹ thuật của máy ozone xử lý nước thải
● Sản lượng Ozone 120g/hr
● Nồng độ Ozone 80g/m3
● Lưu lượng khí oxy 25 L/Min
● Điện áp 220 V 50 Hz 2,2 Kw
● Kích thước 150 x 150 x 65 Cm
● Trọng lượng 170 kg
● Buồng ozone làm mát bằng nước 8l/p.
● Thân vỏ máy bằng Inox.
● Khung thép Inox: loại hộp 30 x 30 mm
● Bơm trộn + injector chuyên dụng
– Tì lệ Ozone/nước : 8 – 10%
● Bộ Van cân bằng áp kiểu LS 01I
Vì sao lại lựa chọn máy ozone để xử lý nước thải?
Thiết bị ozone là quy trình xử lý cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy, cơ sở sản xuất. Nếu như ở những giai đoạn trước đó, người ta thực hiện để loại bỏ chất thải rắn, và đa phần các chất độc hại khác thì thiết bị ozone là công đoạn cuối cùng để xử lý những chất còn tồn dư bao gồm cả những hạt có kích thước cực kỳ nhỏ, chất gây mùi, chất hóa học, vi khuẩn, virus, … trước khi đưa nguồn nước trở về với môi trường.
Nguyên lý hoạt động của máy ozone xử lý nước thải công nghiệp
Máy ozone công nghiệp tạo ra khí ozone (O3) để chúng đi thực hiện các phản ứng hóa học với các chất có trong nước, từ đó sinh ra những chất mới và kết quả là nguồn nước được làm sạch đến 99%.
Như vậy, thiết bị ozon là công đoạn cuối cùng của quy trình xử lý nước thải công nghiệp. Mỗi giai đoạn trong quy trình này đóng một vai trò nhất định, cùng thực hiện mục tiêu chung là loại bỏ chất hóa học, chất gây mùi, rác thải rắn, vi khuẩn, virus, … từ đó có được một nguồn nước trong lành, thân thiện với môi trường và an toàn cho con người.
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Việc xử lý nước thải sản xuất không thể diễn ra qua một giai đoạn mà cần có một quy trình cụ thể, một thời gian dài mới đạt tiêu chuẩn. Có thể tóm tắt quy trình xử lý này theo các giai đoạn sau:
- Xử lý cơ học: Giai đoạn xử lý cơ học có các bộ lọc, bộ điều hòa lưu lượng, … để loại bỏ rác thải rắn, cặn, … tồn tại trong nước thải.
- Xử lý hóa học: Việc xử lý hóa học không diễn ra liên tục mà có sự đan xen với các quy trình khác. Các chất hóa học được sử dụng là keo tụ – tạo bông – lắng để kết dính các chất tồn đọng trong nước, khiến chúng bị đông đặc thành từng mảng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng Clo để xử lý nguồn nước trước khi xả ra ngoài.
- Xử lý sinh học (bùn hoạt tính) kết hợp quá trình khử Nitơ (Nitrification and Denitrification): Giai đoạn này được thực hiện để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải.
- Xử lý bùn cặn: Lượng bùn được tạo ra ở các giai đoạn trên sẽ được giảm độ ẩm trước khi thải bỏ theo quy định.
- Xử lý nước thải bằng máy ozone: Đây là giai đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải. Trước đây, quy trình xử lý nước thải dừng lại ở giai đoạn sử dụng chất hóa học. Tuy nhiên, người ta nhận ra rằng bản thân các chất này có thể là chất độc hại, gây nguy hiểm cho con người. Không những thế, chúng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn, virus, chất tồn dư có kích thước cực kỳ nhỏ còn xót lại. Chính vì vậy, ngay từ khi thiết bị ozone công nghiệp xuất hiện, người ta đã sử dụng chúng để xử lý nước thải, đảm bảo nguồn nước được an toàn và thân thiện với môi trường.
Máy ozone công nghiệp OZ-120S có thể sản sinh 120g ozone/h nên phù hợp với việc xử lý nước thải, xử lý nước sinh hoạt, nước sản xuất, xử lý mùi ở nhà máy, khu chế xuất, tầng hầm, bãi chứa rác, …Không giống như những chiếc máy ozone có công suất nhỏ, trung bình, máy ozone Z-120s có máy tạo oxy và ozone riêng biệt, không cùng trong một vỏ và được nối với nhau bởi các dây dẫn. Và đặc biệt máy ozone xử dụng rất đơn giản với công tắc nguồn, nút chọn chế độ và điều chỉnh nồng độ của ozone. Với bảng điều khiển này, khi có nhu cầu sử dụng, người dùng chỉ cần kết nối máy với nguồn điện, bật công tắc nguồn, lựa chọn thời gian, chế độ và nồng độ ozon là máy sẽ thực hiện chức năng lấy oxy (O2) có trong môi trường để tạo thành ozone (O3) rồi đưa chúng trở lại môi trường nước hoặc không khí. Khi ra ngoài, ozon (O3) sẽ nhanh chóng phân tách thành oxy (O2) và ion âm (nguyên tử O). Nguyên tử O không thể tồn tại độc lập nên liên kết với vi khuẩn, virus, chất gây mùi,… để tạo thành chất mới. Quá trình sản sinh này sẽ hoạt động liên tục, bầu không khí, nguồn nước nhờ đó mà trở nên trong sạch hơn.
Để tìm hiểu rõ hơn về các dòng máy Ozone quý khách liên hệ trực tiếp hotline:0904.759.683 để được hỗ trợ tốt nhất!